Chùa Cầu Hội An – biểu tượng trong lòng phố Cổ. Với ý nghĩa văn hóa đi vào lòng người. Được vinh dự đại diện cho tờ tiền polymer 20.000 VNĐ. Ngôi chùa bắc ngang qua một con lạch nhỏ, nằm giữa đô thị Hội An. Làm nhiều du khách trong và ngoài nước bị lôi cuốn và hấp dẫn bởi vẻ đẹp kỳ bí và lâu đời của nó.
Rất nhiều du khách khi ghé thăm nơi đây không khỏi thắc mắc: Tại sao đã là “Cầu” còn gọi là “Chùa Cầu”. Tại sao trong cầu lại có am thờ?… Rất nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra trong đầu du khách. Vậy những bí ẩn đằng sau cái tên đó là gì? Cùng bloghoian.com tìm hiểu nhé!
- Danh Sách 25 Địa Điểm Tham Quan Nổi Tiếng Tại Hội An (Phần 2)
- Bảo Tàng Văn Hóa Dân Gian Hội An Nơi Lưu Giữ Giá Trị Văn Hóa
- Giếng Cổ Bá Lễ Hội An – Giếng Gắn Liền Với Nền Ẩm Thực Phố Hội
Chùa Cầu Hội An – Nét Đẹp Kiến Trúc Giữa Lòng Phố Hội
Thứ đặc biệt đầu tiên nằm ở kết cấu của cây cầu. Với thiết kế “thương gia hạ kiều” trên là nhà, dưới là cầu. Chùa Cầu dài khoảng 18m và được lợp mái ngói âm dương bên trên. Mặt chính của cầu hướng ra sông Hoài.
Nhìn từ xa, cây cầu có dáng uốn cong mềm mại. Toàn bộ chùa và cầu đều làm bằng gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Với hình rồng múa uyển chuyển, đồng thời điểm xuyết một chút phong cách Nhật Bản.
Ưu Đãi Thêm Gói Tư Vấn và Đồng Hành Du Lịch “FREE” của SayHi Travel Theo Tuổi, Mục Đích Chuyến Đi, Số Lượng,…💖
🔔 Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Ngay Khách sạn tại Hội An- Gọi Ngay: 0932.565.251
>>>Xem Thêm: Khám Phá Hội An Từ A Đến Z Chỉ Trong Một Ngày! Bạn Đã Thử Chưa ?
Chùa Cầu Hội An Ra Đời Khi Nào?

Ai Là Người Xây Dựng Chùa Cầu Hội An?
Cây cầu được xây với kết cấu chắc chắn, sau hàng trăm năm dường như vẫn còn vẹn nguyên. Vậy ai là người đã xây dựng nên Chùa cầu Hội An và xây nên như thế nào?
Theo nhà nghiên cứu người Pháp Albert Sallet cho biết: ‘Theo truyền thuyết cây cầu do một người Pháp tên Thanh xây dựng trên những bộ cột bằng đá. Trên những bộ sườn siêu cấu trúc và một mái bằng ngói’.
>>>Xem Ngay: Bảo Tàng Văn Hóa Dân Gian Hội An Nơi Lưu Giữ Giá Trị Văn Hóa
Cũng có sách Đại Nam Nhất Thống Chí của quốc triều sử nhà Nguyễn dưới triều vua Tự Đức cho rằng: “Cầu ở xã Cẩm Phổ, Hội An… Tương truyền, cầu do một người buôn Nhật Bản xây nên. Dưới cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói”.
Rồi cũng có sách viết thừ thế kỷ XVI- đầu thế kỷ XVII. Cây cầu do người Minh Hương xây dựng để thông thương hai phố người Hoa và Nhật Bản. Nhưng theo sách “Quảng Nam Minh Hương Tam Bảo Vụ” thì người Minh Hương sang Việt Nam vào năm 1644. Sau người Nhật cả một thế kỷ nên không thể nói chủ nhân của Chùa Cầu là người Minh Hương được.
Nguồn Gốc Của Bức Chạm Khắc Treo Trước Cổng Chùa
Tất cả những câu chuyện trên vẫn chưa có lời giải. Nhưng chuyện về bức hoành phi mạ vàng được đặt trên trước cổng ngôi chùa thì hoàn toàn là sự thật.
Tấm bảng lớn trước cổng được khắc bằng tiếng Hoa “Lai Vãn Kiều” với nghĩa là “Cầu đón khách từ phương xa”. Đó là do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt nên, nhân chuyến tuần du phương Nam để ghi lại dấu nơi mình đã đi qua.
Nhưng Tại Sao Lại Thờ Tượng Đá, Khỉ Và Chó?

Nhiều du khách khi bước vào chùa cầu đều cảm thấy “rợn người” bởi 2 bức tượng chó và khỉ được đặt trước lối đi. Tượng được trùm khuất nửa đầu với tấm vải đỏ. Phía trước là lư hương với những nén nhang đã tàn. Trông ngôi chùa thật tâm linh và kì bí lạ kì.
Ưu Đãi Thêm Gói Tư Vấn và Đồng Hành Du Lịch “FREE” của SayHi Travel Theo Tuổi, Mục Đích Chuyến Đi, Số Lượng,…💖