Cách Bảo Quản Mực Khô Chuẩn Nhất Và Xử Lý Khi Bị Mốc Nhẹ

1408
Booking.com

Chắc hẳn rất nhiều chị em gặp trường hợp mực khô để lâu lên mốc xanh đen khắp đúng không? Cái cảm giác hí hửng chọn được 1 cân mực khô xách từ biển về nhà, mỗi lần ăn chỉ dám lấy ra vài con nướng chấm tương ớt cho đã cơn thèm thôi mà không dám ăn nhiều. Nghĩ bụng để dành sau buồn buồn còn làm bữa nhậu với chồng. Hay đơn giản là chỉ chờ dịp khách quý đến nhà mới dám đem ra chế biến.

Nhưng buồn thay, khi có dịp cần sử dụng mở túi bóng đựng mực khô ra thì một mùi mốc bốc lên ngào ngạt. Cộng thêm những chấm mốc xanh đen lẫn lộn bủa vây lấy những chú mực khô “đã từng” rất thơm ngon. Thế là ngậm ngùi chỉ biết vứt đi chứ nghĩ lòng chả còn sử dụng được nữa. Phải nói là “tiếc đứt ruột” luôn! 

Đoán chắc rằng khá nhiều chị em gặp cảnh tượng này. Nguyên nhân là do bạn bảo quản không đúng cách mà thôi. Chính vì thế thế hôm nay mình sẽ chia sẻ cách bảo quản mực khô chuẩn nhất. Thêm vào đó là cách tái sử dụng những con mực khô tưởng chừng không còn dùng được nữa, hoặc bị khô quá.  

Cách bảo quản mực khô đúng cách

Bảo quản khi vận chuyển hoặc không có tủ lạnh

Có lẽ với thời đại phát triển hiện nay sẽ chả có nhà mà vắng bóng cái tủ lạnh. Tuy nhiên việc vận chuyển mực từ tỉnh này sang tỉnh khác thì có lẽ chả có tủ lạnh để bạn bảo quản đâu nhỉ. Nếu không có tủ lạnh thì lúc bảo quản bạn cần chú ý nhiều hơn và để tâm tới nó hơn. 

cách bảo quản mực khô

Có dịp đi du lịch mua được mấy cân mực khô ngon mà chưa đến ngày về thì bạn hãy để nơi thoáng mát, sạch sẽ và tránh những nơi ẩm thấp cũng như nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Sau khi về đến nhà thì hãy đem ra nắng to để phơi cho hơi nước bay di và tiêu diệt hết nấm mốc. Sau đó bọc lại rồi cất trong tủ lạnh và bọc như thế nào mình sẽ nói rõ ở phần dưới nhé!

Hoặc nhà bạn không có tủ lạnh thì cứ 1 tuần bạn nên đem ra phơi rồi lại bọc kín lại. Với cách làm này sẽ giúp được hương vị của con mực không thua kém gì để tủ lạnh.

Bảo quản khi có tủ lạnh

Với việc bảo quản trong tủ lạnh thì có lẽ dễ dàng hơn rất nhiều mà chả phải tốn công lắm. Bạn có thể để trong thời gian dài mà mảy may không cần bận tâm đến nó. Tuy nhiên cũng cần biết cách nhé! 

  • Bạn bọc chúng vào trong khoảng từ 2-3 lớp giấy báo sạch.
  • Tiếp đến là bọc bên ngoài chúng 2 lớp giấy bóng nữa. Lưu ý nên bọc 2 đầu khác nhau để mùi mực không bị thoát ra ngoài khiến tủ lạnh có mùi nhé! 
  • Sau khi bọc kỹ càng các bước trên thì bạn cho vào ngăn đông của tủ lạnh là được. 

Lưu ý thêm: Bạn tuyệt đối không để mực khô chưa chín lẫn cùng với mực khô đã được chế biến. Ngoài ra không được bọc mực khô với các loại hải sản khô khác để bảo quản chung. Mỗi loại 1 túi nhé. Và điều cuối cùng mình muốn nhắc là trước khi mua sản phẩm bạn nên xem kỹ chất lượng của nó.

>>> Các bạn có thể chọn mua mực khô tại nangfood để đảm bảo chất lượng

Cách xử lý mực khô bị mốc

Thật chất những con mực không được bảo quản đúng cách dẫn đến bị mốc sẽ khiến cho hương vị của nó không còn như ban đầu. Có nhiều con còn bị đắng nữa. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra để xử lý mực khô bị mốc.

Mực khô bị mốc nặng

Trường hợp này mình khuyên bạn nên vứt đi tránh việc ăn phải lại sinh bệnh. Với những con đã lên mốc đen, mốc xanh thì tuyệt đối không được sử dụng lại. Vì trong nấm mốc có tiết ra những chất men hóa học khi đi vào đường ruột sẽ gây rối loạn cho hệ tiêu hóa.

Nếu nặng hơn có thể dẫn đến bị ngộ độc và hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Đặc biệt với loại nấm mốc hải sản càng độc hơn. Nó thường tiết ra aflatoxin để gây ung thư gan. Chính vì thế những con bị mốc nặng quá bạn đừng tiếc mà giữ lại.

Mực khô bị mốc nhẹ

Với những con mới bị chớm mốc, chỉ thấy xuất hiện một vài chấm xanh đen thì bạn vẫn có thể “cứu chữa” được. Và nên nhớ khi đã thấy mốc nhẹ rồi bạn cần xử lý và đem chế biến ngay chứ không để lại tiếp nhé!

Rất nhiều người cứ nghĩ rằng với trường hợp mốc nhẹ thì chỉ cần rửa sạch qua nước lạnh, sau đó đem đi phơi nắng là có thể sử dụng lại. Quan điểm này hoàn toàn sai nhé! Vì thật chất ở nhiệt độ cao thì chất aflatoxin vẫn không bị phá hủy, vì nó rất “cứng đầu”.

Chính vì thế bạn đừng sử dụng cách này. Hãy làm đúng cách sau đây:

  • Bạn dùng dao cắt thật sâu vị trí con mực bị nấm mốc. Việc này sẽ làm sạch hết chân nấm.
  • Tiếp đến sử dụng nước ấm khoảng 60 độ và ngâm những chỗ mực đã được cắt trong khoảng 30 phút.
  • Hoặc bạn có thể dùng dấm ăn thường ngày để lau sạch sâu cả thân mực.

Sau khi đã làm sạch thì bạn đem chế biến trong ngày hôm đó ngay mà không được tiếp tục bảo quản nữa.

Mực khô bị cứng

Trong quá trình bảo quản quá lâu trong tủ lạnh lượng nước có trong mực để tạo độ mềm, dẻo sẽ dần mất đi, khiến cho nó bị khô cứng lại. Dẫn đến bạn khó có thể uốn được. Chính vì thế bạn cần có cách sơ chế đúng để chế biến. Mình sẽ bật mí cho bạn 3 cách sau đây:

  • Cách 1: Bạn cho mực trong túi kín và cho vào nước khoảng 20 – 25 phút. Nên nhớ phải buộc chặt túi thận kín, không để nước tiếp xúc trực tiếp với mực sẽ khiến chất dinh dưỡng có trong nó bị mất đi.
  • Cách 2: Nếu bạn xác định tối nay sẽ chế biến món mực khô thì nên đem chúng ra ngoài không khí khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi trước khi chế biến. Mực lúc đó sẽ tự mềm ra và bạn có thể sử dụng chế biến rồi.
  • Cách 3: Nếu bạn quên béng mất việc đem mực ra trước 1 tiếng thì ít nhất nên để nó ra ngoài khoảng 15 phút. Sau đó dùng chày đập nhẹ đến khi cho nó mềm ra là được.

Dù biết là giá thành của mực khô khá cao, hương vị lại ngon nhưng khi phát hiện nó bị mốc quá nặng thì không nên tiếp tục sử dụng. Còn nếu bị mốc nhẹ thì có thể sử dụng cách thức như trên. Để cảm nhận được 100% chất lượng mực khô thơm ngon đạt chuẩn cũng như bảo vệ sức khỏe gia đình thì bạn nên chế biến ngay sau khi mua. Hoặc chỉ nên mua một lượng vừa phải dùng trong thời gian ngắn.

>>>Xem thêm: Đặc sản vùng miền Việt Nam https://nangfood.com/

Kết luận

Đừng quên học cách bảo quản mực khô chuẩn nhất để giảm thiểu những rủi ro về nấm mốc. Cũng như giúp giữ hương vị mực luôn được ngon nhất sau khi chế biến. Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Hãy biến mình thành một người nội trợ thông minh bạn nhé! Chúc bạn thành công.

Rate this post

Booking.com